Những câu hỏi liên quan
Trúc Quỳnh 6/3 Phạm
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Phạm Lê Gia Hân
Xem chi tiết
gfgg
17 tháng 11 2023 lúc 19:30

ko biết

Bình luận (0)
Hà Minh Trí
17 tháng 11 2023 lúc 19:34

ko biết thì nhắn làm đ*o gì hay nhỉ ?
 

Bình luận (0)
Bùi Đăng Khoa
17 tháng 11 2023 lúc 20:04

Huyền thoại lăng ông Trấn :                                                                                             Lúc nhỏ nghe nội tôi kể là vùng này trước đây cây cối rậm rạp, um tùm, ít người qua lại nên không gian rất vắng vẻ, u tịch. Một buổi chiều nọ, lúc trời đã tắt nắng, bỗng dưng không biết từ đâu có một con ngựa chiến chạy đến và dừng lại nơi này. Nó cất tiếng hí vang khẩn thiết. Dân làng nghe tiếng ngựa hí vội vàng chạy đến. Người bao quanh mỗi lúc một đông. Và ai cũng vô cùng ngạc nhiên trước một hiện tượng hết sức kì lạ: Trên lưng ngựa là một vật gì đó được bao bọc rất cẩn thận trong tấm nhung y màu đỏ đã nhuốm bụi đường. Con ngựa hí thêm mấy tiếng nữa rồi quỳ xuống lắc nhẹ, húc đầu vào bọc nhung y đặt xuống đất. Sau đó ngựa duỗi bốn chân, thở hồng hộc rồi tắt lịm dần.

Trong khi mọi người ngơ ngác thì ông già T - người cao tuổi trong làng bảo mọi người tránh ra để ông lại gần xem thử trong lớp nhung y đó là gì. Ông hồi hộp mở từng lớp vải… Ông giật mình, nín thở khi nhận ra bên trong lần vải là một thủ cấp. Nhìn kĩ là một gương mặt quen thuộc nhưng ông không thể nào nhớ ra. Ông đắp lại cẩn thận rồi đi báo với chính quyền để tỏ ngọn nguồn.

Nghe đến đây tôi không tránh khỏi sự tò mò, buột miệng hỏi:

- Rồi sau đó thì sao hở nội?

Bà tôi thong thả nhai miếng trầu rồi kể tiếp:

- Thì ra đó là thủ cấp của ông Trần Công Hiến - người xóm mình đó con. Nghe đâu ông làm quan to ở một tỉnh ngoài Bắc. Trong lúc đánh trận ông bị giặc chém đầu. Con ngựa trung thành quì phục bên cạnh thi hài chủ nước mắt ròng ròng. Khi giặc rút đi, dân làng gói thủ cấp lại cẩn thận đặt lên lưng ngựa và chỉ tay về hướng trời Nam, bảo nó hãy mang chủ về quê. Con ngựa vâng lời, ngày đêm ròng rã vượt núi băng đèo mà đi. Có lẽ hồn ông Trấn linh thiêng chỉ bảo nên ngựa đã về đến tận quê hương và đuối sức nên gục ngã bên chủ. Ngay sáng hôm sau, cả làng tập trung làm lễ mai táng hết sức trang nghiêm. Sau đó chính quyền trích kinh phí cùng nhân dân xây lăng, khắc bia ghi công cho ông và bên cạnh lăng cũng xây mộ con ngựa có nghĩa.

Tôi thầm cảm phục ông quan Trấn và thương cho con ngựa trung thành. Tôi bèn đem chuyện kể lại cho đám bạn nhỏ hàng xóm nghe. Chúng nó háo hức rủ tôi lên xem lăng ông Trấn. Nhưng khi đến khu vực lăng thì không đứa nào dám vô. Một cảm giác rờn rợn mơ hồ choáng ngợp tâm hồn con trẻ. Chúng tôi đứng lặng im, chăm chú quan sát từ xa. Bên trong lũy tre xanh mướt bao bọc quanh lăng đang rì rào trong ánh chiều buông là một không gian trầm mặc. Cây sinh tuế xanh um tràn trề nhựa sống trước lăng như người lính canh giữ, bảo vệ mộ phần. Tấm bia khắc chữ Nho sừng sững ghi công đức của ông lưu mãi đến ngàn năm. Cảnh vật im ắng, chỉ nghe tiếng lá tre thì thào đáp lại lời gió làm cho tôi nhớ lại lời kể huyền thoại của nội hôm nào: Mỗi khi hoàng hôn buông xuống là nghe tiếng “lục lạc” của vó ngựa đi về. Và còn nghe cả tiếng ngựa hí vang xa nữa. Bà dặn tôi không nên đi qua vùng này lúc chiều tà.

Chuyện ngày xưa bà kể cứ ghi sâu vào tâm thức tuổi thơ. Mãi đến khi học lên các lớp trên, trong giờ lịch sử địa phương tôi được nghe thầy giáo kể rằng: Vào năm Nhâm Tuất (1802), Nguyễn Ánh đánh bại triều Tây Sơn, lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Gia Long, lập ra triều Nguyễn, Trần Công Hiến được bổ chức Trấn thủ Hải Dương. Ông nổi tiếng là một quan lại ái quốc ưu dân, giàu tài năng và tâm huyết. Ông được giao trọng trách ở một vùng biên trấn, cùng chịu chung hoàn cảnh đất nước vừa phải gánh chịu ba thế kỷ chiến cuộc triền miên, lại thêm thiên tai mất mùa, ruộng đồng hoang hóa, giặc cướp bên trong, giặc Tàu ô ngoài biển. Quả là một thách thức lớn đối với vị võ quan vừa từ trận tiền trở về, nhung y còn vương mùi thuốc súng.

Không phụ lòng tin của triều đình và bá tánh, Trần Công Hiến đã nhanh chóng đề ra các giải pháp nhằm cấp thời ổn định đời sống người dân, khuyến khích sản xuất, dẹp yên nạn trộm cướp, kiềm phòng giặc Tàu ô. Công lao rất lớn của ông có ý nghĩa lâu dài về dân kế, dân sinh là việc huy động nhân lực đắp đê lấn biển, biến hơn tám ngàn mẫu ruộng ngập mặn ở hai huyện Vĩnh Lại và Tứ Kỳ thành ruộng thuần để dân nông cày cấy. Nhân dân tỉnh Hải Dương nhớ ơn ông gọi tên con đê ấy là đê Trần Công.

Năm Ất Sửu (1805) Trần Công Hiến cho đo vẽ bản đồ hình thế núi sông, bến đò, chợ quán, đường sá ở Hải Dương dâng về kinh đô. Cùng thời gian này, ông trực tiếp cầm quân dẹp tan bọn giặc cướp quấy phá vùng cửa biển, giữ cho người dân cuộc sống yên bình.

Vào năm 1817, Trần Công Hiến qua đời tại trấn sở trong niềm thương tiếc của triều đình, thuộc lại, bằng hữu và dân chúng Hải Dương. Di hài ông được đưa về Quảng Ngãi, an táng ở quê ngoại, làng Mỹ Huệ, phủ Bình Sơn. Người dân ở đây kính trọng gọi ngôi mộ Trần Công Hiến là “Mộ Ông lấp biển”, vừa nhắc đến công lao lấn biển, mở đất ở Hải Dương lúc sinh thời, vừa ngụ ý xem ông như một vị lương thần, uy đức “vá trời, lấp biển”.

Giờ lịch sử hôm ấy thật diệu kì, tôi như sống lại với câu chuyện bà tôi kể ngày xưa. Xâu chuỗi cả huyền thoại đời thường và trang sách, tôi càng kính trọng những bậc công thần vì nước vì dân và được nhân dân cảm phục, tin yêu.

Không gian huyền hoặc nơi " Mộ ông lấp biển" cũng đã phai nhạt theo thời gian nhưng cây sinh tuế cổ thụ bên lăng vẫn là chứng nhân trường tồn của lịch sử. Mặc cho mưa tuôn, nắng cháy nó vẫn xanh tươi như có sức sống diệu kì. Tiếng lục lạc và tiếng ngựa hí tình nghĩa vẫn như còn vọng lại đâu đây trên quê hương của “Ông quan lấp biển” một thời.

Hiện nay, Lăng ông Trấn được sửa sang khuôn viên, trồng thêm cây xanh bóng mát nên cảnh quang thật đẹp. Năm 2022, chính quyền và nhân dân Xã Bình Dương tưng bừng tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận Mộ Trần Công Hiến là Di tích lịch sử cấp Tỉnh.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Time line
6 tháng 9 2023 lúc 12:07

-       Cần phải lập kế hoạch học tập, rèn luyện theo nghề/nhóm nghề lựa chọn vì:

+     Nhằm đặt ra mục tiêu và xác định những việc cần làm để đạt được mục tiêu đó cách nhanh và hiệu quả nhất.

+     Rèn luyện tính tự giác, kỷ luật  có trách nhiệm với lựa chọn và tương lai của bản thân

-       Cần thu thập, xử lý, tập hợp những thông tin cơ bản để có cơ sở lập kế hoạch học tập, rèn luyện theo nghề/nhóm nghề đã lựa chọn:

+     Nhu cầu việc làm trong xã hội của ngành nghề.

+     Sở thích, năng lực của bản thân.

+     Khả năng tài chính của gia đình

+     Định hướng phấn đấu của bản thân

-       Nội dung và cách lập kế hoạch học tập, rèn luyện theo nghề/nhóm nghề lựa chọn:

+     Thiết lập mục tiêu ngắn hạn, dài hạn.

+     Xác định các mục tiêu học tập theo mức độ quan trọng, đầu mục nào cần ưu tiên theo thứ tự từ.

+     Theo sát kế hoạch học tập.

Bình luận (0)
Dương Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Nam Dương
24 tháng 12 2021 lúc 7:39

Làng nghề sẽ là nơi để người học nhận thức về truyền thống làng nghề và tay nghề. Từ đó góp phần bảo lưu và xây dựng truyền thống nguyên bản làng nghề Việt Nam. Những nghệ nhân trong các làng nghề sẽ là người phục hồi các dữ liệu đã mất, khôi phục các điển tích, các bí quyết của nghề

HT

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hà Phan Hoàng	Phúc
24 tháng 12 2021 lúc 7:39

Làng nghề truyền thống là tài nguyên du lịch nhân văn góp phần thu hút số lượng lớn khách du lịch, làm cho hoạt động du lịch thêm phong phú đa dạng, tạo nên nhiều lựa chọn hấp dẫn cho du khách. Ngoài ra du lịch làng nghề truyền thống còn làm đa dạng các sản phẩm du lịch.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phương Mai Nguyễn
Xem chi tiết
Đoàn Ngọc Thiên Ân
Xem chi tiết
Người hỏi - đáp
Xem chi tiết
Đỗ Thùy Linh
Xem chi tiết